Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Tập Lắng nghe

Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm bẩm… Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.

Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy.

“Alô ?”.

Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình.

- Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ. Giọng thì thầm tiếp tục:

- Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao tốc và…

Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng…

- Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ…

Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt bà. Bà cũng thì thầm:

“Mẹ nghĩ…”.

- Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ!

Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên nói gì với con.

Giọng cô gái tiếp:

- Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm…

Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng, mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng “cạch”, nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:

- Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy! - Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!

- Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói.

- Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một người lắng nghe con…

Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường.

- Mẹ đang nghe con – Người mẹ thì thầm.

- Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà – Cô gái dừng lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé?

- Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con ở yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện với mẹ trong khi chờ taxi đến.

- Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi… - Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con.

Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi. Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy.

- Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn.

- Con về nhà ngay đây, mẹ nhé! Có tiếng “tích”, có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng. Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi. Người bố đi theo, và hỏi:

- Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại?

Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:

- Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm…

- Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.

- Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời.

- Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.

- Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái...

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

KANJITESTcÔNG CỤ HOC KANJI +ÂM HÁN VIỆT HIỆU QUẢ

Kanji Test - Công cụ học Kanji

T19-Kanji Test là một công cụ giúp học và luyện thi Kanji cho các kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Các điểm nổi bật của công cụ này bao gồm:

1. Tích hợp nghĩa Hán Việt
- Các ứng dụng hiện có hoặc chỉ có nghĩa Hán-Việt hoặc nghĩa tiếng Anh, ứng dụng này tích hợp cả nghĩa tiếng Anh và tiếng Hán-Việt; giúp cho người Việt học Kanji nhanh hơn (xem lí giải).

2. Tích hợp ngữ cảnh 
- Với mỗi Kanji, các ví dụ về các từ tương ứng được hiển thị để người học có thể vừa học Kanji và từ vựng. Các từ vựng được lựa chọn từ danh sách các từ vựng tương ứng với mỗi cấp độ nên sẽ giúp người học tập trung tốt hơn vào các từ vựng của các kì thi năng lực tiếng Nhật (jlpt). Xem ví dụ:

中央 (ちゅうおう),
NHẤN # ### fare, fee, hire, rent, wages, charge,
CANH # CANH TÁC ### till, plow, cultivate,
ƯƠNG # TRUNG ƯƠNG ### center, middle,
VƯƠNG # NỮ VƯƠNG, VƯƠNG QUỐC ### king, rule, magnate,

3. Cá nhân hóa
- Ứng dụng cho phép người học chọn tập các từ vựng muốn luyện tập ở các lần kiểm tra tiếp theo. Cách này sẽ giúp người học học nhanh hơn các từ vựng mà họ thích.
- Cho phép người học kiểm tra được tiến độ của mình, ví dụ số lượng từ đã học, số lượng từ đã nắm vững, những từ nào học mãi không thuộc. Với mỗi từ vựng sau mỗi lần kiểm tra, thông tin về hiệu suất học tập cũng sẽ được hiển thị. Xem ví dụ:
# [LỆ # LỆ NGOẠI (NGOẠI LỆ) ### example, custom, usage, precedent,] # [LỆ # LỆ NGOẠI (NGOẠI LỆ) ### example, custom, usage, precedent,]. [Hits/Views]: [2/3]. Score: 66.67%

4. Các tính năng nâng cao
- Cho phép lựa chọn kiểm tra theo bộ thủ để phân biệt sự nhập nhằng trong các từ có cách viết hoặc cách đọc gần giống nhau.
- Cho phép đặt thời gian để kiểm soát tốc độ làm bài kiểm tra.
 
 

Học Kanji nên bắt đầu Như thế nào?

                       PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI  HIỆU QUẢ NHẤT

1. Tại sao nên học các bộ Kanji
Thông thường, Kanji do các bộ (radical) ghép lại. Mỗi bộ có thể hiểu nôm na như là chữ cái a, b, c trong tiếng Việt. Tuy nhiên, bộ của Kanji phức tạp hơn nhiều (có bộ hơn cả chục nét 鹿 - LỘC - con hươu). Các bộ và từ được cấu tạo từ 8 cách chính, trong đó được mọi người nhớ nhiều nhất đó là tượng hình.

Tượng hình hiểu ở cách đơn giản nhất là nghĩa của chữ liên quan đến hình vẽ, ví dụ 口 giúp liên tưởng đến cái miệng, 山 ngọn núi, 川 con sông, 木 cái cây. Cũng vì lí do này mà khi gặp chữ Kanji mới trong đó có chứa bộ liên quan đến bộ đã học, nhiều người theo thói quen đoán nghĩa. Ví dụ có bộ THỦY 水 (nước) thì đoán là từ này có nghĩa liên quan đến nước.

Thực ra, chữ tượng hình theo cách trực quan trên chiếm số lượng không nhiều. Thay vào đó, chữ Kanji hình thành theo cách ý-thanh (hoặc còn gọi là nghĩa-thanh) mới nhiều. Các thống kê cho thấy số Kanji kiểu này chiếm từ 80%-90%. Ý thanh, ở mức độ đơn giản nhất, có thể hiểu là chữ Kanji được hình thành từ 2 bộ chính, một bộ chỉ ý (ngữ nghĩa), và một bộ chỉ thanh (cách đọc). Ví dụ bộ KHẢ 可, đọc là か, khi được ghép vào để hình thành các chữ như 珂、苛、何、河 cũng sẽ đọc là か.

Như vậy có thể thấy việc học Kanji theo cách chiết giải các bộ rất có ích. Bởi vì khi đã biết được cách đọc của một số bộ, sẽ có thể đoán ra được cách đọc của các chữ Kanji hình thành theo lối ý-thanh. Theo thống kê, nếu một chữ Kanji được cấu thành từ 2 bộ sắp theo thứ tự trái-phải thì 55%, bộ bên phải sẽ chỉ thanh (cách đọc). Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn diễn giải ý nghĩa của một chữ Kanji, chỉ nên chú tâm đến bộ bên trái mà thôi.

Liên tưởng một chút đến các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh. Các kí tự alphabet chủ yếu là tượng thanh (tiếng Nhật, hiragana và katakana là các chữ tượng thanh, do đó được dùng để ghi cách đọc của các chữ Kanji). Ví dụ để tạo ra một chữ có âm là BA, chúng ta ghép 2 kí tự, một chỉ tự có âm bờ (B) và một kí tự có âm a (A), giống như trẻ con hay đọc "bờ a ba", "trờ i tri". Các kí tự alphabet ko là tượng hình vì ít có thể suy diễn ý từ hình dạng của chữ kiểu như cái miệng, con sông của tiếng Nhật. Tuy nhiên, Kanji tiếng Nhật phức tạp hơn ở chỗ một từ vừa kết hợp cả ý lẫn thanh.

Nói một cách tóm tắt, các bộ  của Kanji, cũng giống như các chữ a, b, c của bảng chữ cái tiếng Việt, được dùng để hình thành các chữ Kanji. Cách hình thành thông dụng nhất là có bộ dùng để chỉ ý nghĩa và có bộ dùng để chỉ thanh âm. Chính vì vậy mà khi học Kanji rất cần học các bộ.

Nếu thuộc được cách đọc của bộ thì với chữ Kanji mới có chứa bộ đã biết, nằm ở bên phải, xác suất chữ đó đọc theo bộ cấu thành là khoảng trên 50%. Mẹo này có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nhớ Kanji. Ngoài ra, thống kê cho thấy, nếu học khoảng 100 bộ chính (trên tổng số 214 bộ) là có thể nắm khá nhiều cách đọc và nghĩa của các chữ Kanji trình độ từ N2 trở xuống.

2. Tại sao nên học nghĩa Hán Việt
Việc biết được nghĩa Hán - Việt rất có ích trong việc ghi nhớ vì khi đọc lên  người Việt sẽ hiểu nghĩa ngay. Ví dụ như chữ TRƯỜNG (場), tiếng Anh nghĩa thông dụng là situation, place; tức là người học tiếng Anh phải nhớ 2 nghĩa là tình huống và nơi chốn. Trong khi đó, người Việt sẽ tưởng tượng ra ngay chữ trường này nghĩa là gì khi ghép với các chữ như hội trường (会場), quảng trường (広場), công trường (工場), thị trường (市場), lập trường (立場), trường hợp (場合).

Một chữ có nhiều nghĩa như chữ trường ở trên còn dễ một chút, chứ cùng một cách đọc nhưng nhiều nghĩa mới phức tạp. Ví dụ như chữ THỰC, cùng cách đọc là shoku (しょく), nhưng có hai cách viết, ví dụ như 植 (plant) hay 食 (food). Với người Việt, nếu đọc thực vật (植物) và thực phẩm (食品) thì có thể hình dung ra ngay đâu là từ chỉ cây cỏ, đâu là từ chỉ thức ăn.

Việc học nghĩa Hán Việt sẽ có ích nhiều khi học lên các trình độ cao sau này, bởi vì lúc đó, sự dùng từ tinh tế hơn, kiểu như trong tiếng Anh, tìm kiếm có thể dùng search, look for, find, seek. Dùng từ nào trong tình huống nào cho hợp lí đòi hỏi phải hiểu rõ sự khác biệt giữa các từ này.



3. Sự tương quan giữa âm Hán Việt và âm Hán Nhật (音読み:Hán tự ló Hiragana)
Do chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nên cách đọc âm Hán Việt và Hán Nhật có khá nhiều điểm tương đồng. Nghĩa là sẽ có nhiều từ, âm nghe giông giống nhau. Ví dụ liên lạc (tiếng Việt) - ren-raku (tiếng Nhật), hay kỉ lục - ki-roku, Hàn quốc - kan-koku. Có thể liên tưởng chuyện này với chuyện dân Pháp học tiếng Anh hay dân Anh học tiếng Pháp rất nhanh vì các nghĩa của các từ có thể đoán được qua cách phát âm gần giống nhau. Ví dụ nation (Anh) - nationale (Pháp). Chính vì vậy mà học tiếng Nhật là lợi thế của người Việt (ví dụ so với người Pháp) tương tự như học tiếng Anh là lợi thế của người Pháp (ví dụ so với người Việt). Cũng nói luôn là đối với học tiếng Nhật, người Việt chỉ có lợi thế thứ 3 mà thôi, vì vẫn sau người Trung Quốc (có nghĩa chữ viết tương đồng) và Hàn Quốc (có cách phát âm tương đồng???).

Trong cuốn 24 Qui tắc tạo thành Kanji, người ta có thống kê được sự tương quan giữa âm Hán Việt và âm Hán Nhật. Có thể kể ra một số ví dụ tiêu biểu.

3.1 Nếu âm Hán Việt bắt đầu bằng K, KH, C, H, GI, QU thì phần lớn âm Hán Nhật sẽ bắt đầu bằng K. Ví dụ:  

+ KIM 金(tiền, vàng) - KIN, KINH 京(trong kinh đô京都) - KYOO, KEI, KIỀU 橋(cây cầu) - KYOO, KẾ 計(trong kế hoạch計画) - KEI, KÍ 記(trong kí ức記憶) - KI.

+ KHOA 科(trong khoa học科学) - KA, KHẢ 可(trong khả năng可能) - KA, 

+ CỔ (cũ古) - KO, CÔNG 工(trong công trường工業) - KOO, CÔNG 公(trong công viên公園) - KOO, CỨU 究(trong nghiên cứu研究) - KYUU, CỘNG 共(trong cộng đồng共同) - KYOO, CỬU 久(trong vĩnh cửu永久) - KYUU, CỰU 旧(trong cựu binh, tân ước - cựu ước) - KYUU, CẤP 給(trong chu cấp支給) - KYUU, CỐC 谷(hang động谷) - KOKU

+ HUYỆN 県(đơn vị hành chính cấp dưới tỉnh県) - KEN, HÀ (con sông河) - KA, HUYẾT 血(máu血) - KETSU, HẮC (đen黒) - KOKU, HỘI (trong đại hội, hội trường会場) - KAI.

+ GIÁ (trong giá cả価格) - KA, GIỚI (trong thế giới世界) - KAI, GIAO (trong giao thông交通) - KOO, GIA 家(trong gia đình家族) - KA, KE, GIAN 間(trong không gian空間) - KAN, KEN, GIÁO 教(trong giáo dục教育) - KYOO

+ QUỐC 国(trong quốc gia国) - KOKU, QUẢNG 広(trong quảng trường広場, quảng cáo広告) - KOO, QUÁN 館(trong lữ quán旅館) - KAN, 

3.2. Nếu âm Hán Việt bắt đầu bằng T, TH, CH, S, X thì phần lớn âm Hán Nhật sẽ bắt đầu bằng S hay SH. Ví dụ, 

+ TIỂU 小(nhỏ小) - SHOO, TIÊN 先(trong tiên sinh先生) - SEN, TÁC 作(trong tác phẩm作品) - SAKU, SA, TỈ 姉(trong tỉ muội - chị em姉妹) - SHI, TỬU 酒(rượu酒) - SHU, 

+ THIÊN 千(ngàn千) - SEN, THỦ 首(trong thủ lĩnh首脳) - SHU, THỦ 手(trong thủ thuật-phẫu thuật手術), THẾ 世(trong thế giới 世界) - SE, THỰC 食(trong thực phẩm食品) - SHOKU, THẮNG 勝(trong chiến thắng優勝) - SHOO, THIỂU 少(trong thiểu số少) - SHOO, THÍ 試(trong thí kiểm - kì thi 試験) - SHI, THỨC 式(trong hình thức形式) - SHIKI.

+ CHUNG 終(trong chung kết終結) - SHUU, CHỦ 主(trong chủ nhân - chồng主人) - SHU, CHẤT 質(trong phẩm chất品質) - SHITSU, CHỨNG 証(trong chứng minh証明)- SHOO, 

+ SỬ 史(trong lịch sử歴史) - SHI, SỬ 使(trong sử dụng使用) - SHI, SẢN (trong bất động sản不動産), SẮC (trong màu sắc色) - SHIKI, SĨ (trong tiến sĩ博士, sĩ khí士気) - SHI. 

+ XA 車(trong xa lộ 車路) - SHA, XÃ (trong xã hội社会) - SHA.

3.3. Nếu âm Hán Việt tận cùng bằng AO, ÂU hay IÊU thì nhiều khả năng âm Hán Nhật sẽ là OO (trường âm). Ví dụ: 
+ GIÁO 教(trong giáo dục教育) - KYOO, ĐẢO 島(hòn đảo島) - TOO, GIAO 交(trong giao thương交商) - KOO, KHẢO 考(trong khảo cổ học 考古学) - KOO, BẢO 保(trong bảo hiểm保健, bảo an保安) - HOO, THẢO 討(trong thảo luận討論, kiểm thảo検討) - TOO, THẢO 草(trong thảo nguyên草原, thảo mộc草木, bản phác thảo草案, khởi thảo起草) - SOO.

+ TẨU (chạy走) - SOO, CẤU 構(trong cấu tạo構造, cấu trúc構築) - KOO.

+ TIỂU (trong tiểu thuyết小説) - SHOO, ĐIỂU (chim鳥) - CHOO, YẾU (trong tất yếu必要) - YOO, 

3.4. Nếu âm Hán Việt tận cùng bằng ƯU thì nhiều khả năng âm Hán Nhật sẽ là UU (trường âm). Ví dụ: 

+ NGƯU (trâu bò), HỮU (trong bằng hữu), CỨU (trong nghiên cứu), HỮU (trong hữu danh), CỬU (trong vĩnh cửu), HƯU (nghỉ ngơi)
Hai qui tắc sau cùng rất có ích cho việc học trường âm.

N3_2010_PHẦN NGỮ PHÁP CHỌN ★


問題2
14.2
15.1
16.4
17.2
18.3


(たんすの片づけをしながら)
娘:「お母さん、この着物なに?」
母親:「それはね、お母さんが大学生の時におばあちゃんに
買って_______   _______   ____★____  _______
       1.もらったん 4大切な 2ものだ  3か大事にしまっておいたよ」

15.子供が生まれた _______   _______   ____★____  _______
      3こと   2で  1★食べ物   4の安全を気にするようにあった。

16. 今年の 花火大会の観客数は去年______  _____      __★_   _______
       2 と比べて 1.10パーセント 4★以上 3多い 17万人だった

17. もし分からないことがあったら、参考書、インターネット____  _____
  ____★____      _______.

3 など 1 度を 2★_使って 4 も いいてすから、調べて置いてください。

18.わたしの 応援が力_______   _______   ____★____  _______
   4 になる 1なら 3★いくら 2だって 応援します。

 










2010年12月05日ー日本語能力試験N3ー 文字語彙+ 聴解+ 読解 ー解答








2010 N2 dap an