Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

NGÀY VALENTINE Ở NHẬT BẢN

Lễ Valentine bắt nguồn từ phương Tây
và bắt đầu du nhập vào Nhật Bản thập niên 1930s.
Nhưng đến cuối thập niên 1950s, Lễ Tình Yêu mới bắt đầu phổ biến,
và dĩ nhiên được đổi mới chút xíu cho phù hợp với người Nhật.

Không giống như ở Việt Nam, ngày valentine ở Nhật
là một ngày đặc biệt đối với các đấng mày râu.
Vào ngày này người có nhiệm vụ tặng quà là phái yếu.

Quà thường là sôcôla được bày bán ở chợ hoặc là
được chính các cô gái tự làm (Trong anime và manga,
bạn sẽ thấy các cô gái Nhật thường tự tay làm miếng chocolate đó).

Vào ngày này không chỉ là chồng hay
người yêu của cô gái đó được nhận quà
mà ngay cả những người con trai trong gia đình
(bố, anh em trai…) hoặc cho cả những người như
bạn học, đồng nghiệp,<tomo choko>

                                                                                                                                                                                                                                                                                
Hình <tomo choko>


<Giri choko> dùng để tặng thủ trưởng,
bạn trai bình thường để tỏ lòng biết ơn
hay sự quí trọng.





















Có vẻ nam giới Nhật quá “sướng” vì trong ngày đó
chỉ có nữ giới là người tặng quà mà thôi,
mà chỉ một món quà duy nhất: sôcôla!

Nhưng dạo thêm một chút nữa trên đất nước mặt trời mọc,bạn sẽ thấy ngay là mình… nhầm! Vì rất có thể sôcôla bạn nhận được là “Giri-choko” đấy (sôcôla “lịch sự”)
Hình <Giri choko>

Đối với người nước ngoài, việc tăng Giri-choko có vẻ là một thói quen kỳ lạ, nhưng nếu tặng Giri-choko một cách hiệu quả sẽ tạo mối liên kết tốt với đồng nghiệp

Còn đích thị là sôcôla của tình yêu lứa đôi
thì người Nhật gọi là “Honmei-choko”.
Và tất nhiên người được tặng sôcôla
với ý nghĩa này thì chỉ có một thôi!

Những hộp chocolate bán trong tháng Hai ở
xứ sở hoa anh đào bao giờ cũng được dán nhãn
phân biệt thành hai loại chính : Giri-choko và Hommei-choko.

Có thể so sánh ngày này với ngày mồng 8 tháng 3 ở Việt Nam
nhưng người tặng và người được tặng đổi vị trí cho nhau.
Vào thời kỳ đầu, khi con gái chưa được tự do bày tỏ tình cảm
như bây giờ thì ngày này còn được coi là ngày duy  nhất mà con gái có thể tỏ tình.
.
Để đáp lại ngày này - Một tháng sau -
vào ngày 14-3 là ngày Lễ Trắng (White day)
con trai có nhiệm vụ tặng quà cho những cô gái
đã tặng chocolate cho họ vào Lễ Tình Yêu hay
những cô gái mà họ yêu thích.


















Hình Hommei-choko

Vào ngày này, các món như bánh rán, kẹo,chocolate trắng
thường thông dụng hơn là chocolate thường.
Nếu bạn nhận bánh rán thì có nghĩa là "Anh Yêu Em",
kẹo là "Anh Mến Em", còn chocolate trắng nghĩa là
"Anh Muốn Làm Bạn với Em".

Nhưng ngày này không được chú trọng như ngày Valentine.

Phong trào tặng quà ngày Valentine ở Nhật có từ năm 1958
do ông Kunio Hara nghĩ ra. Lúc này ông Hara mới 19 tuổi
và làm thêm ngoài giờ ở công ty bán sô cô la của bố.

Ý tưởng bán sô cô la valentine không được bố ủng hộ,
Hara tự ra bán sô cô la ở trước của siêu thị isetan.

Năm 1958 ông chỉ bán được 3 cái nhưng chỉ trong năm sau
bằng cách tạo những chiếc bánh sô cô la có hình dạng khác nhau
và ghi những dòng chữ tỏ tình lên chiếc bánh,

ông đã bán được một số lượng tương đối lớn.
Hiện nay ông Hara đang là giám đốc công ty Mary Chocolate.

Chocolate hình trái tim là món quà đặc trưng cho
các cặp tình nhân trên thế giới trao cho nhau vào ngày lễ tình nhân.